Vương Quốc Anh là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu hàng đầu trên thế giới. Việc theo học ngành Kinh tế gần với nguồn gốc của những lý thuyết được tạo ra là một điểm mạnh vượt bậc đối với sinh viên quốc tế. Một số những ngân hàng và công ty kiểm toán lớn nhất thế giới hoạt động tại Vương quốc Anh. Sau khi kết thúc việc học, các sinh viên sẽ nhận được rất nhiều cơ hội để theo đuổi. Chính vì vậy, học kinh tế tại Anh là lựa chọn của rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Vậy học tập tại đây như thế nào và bạn có phù hơp với ngành kinh tế? Cùng VNPC khám phá qua bài viết sau đây bạn nhé!
1. Học kinh tế sẽ học về những gì?
Kinh tế học là môn học nghiên cứu về con người và cách thức kiểm soát và phân phối những nguồn lực xung quanh. Cái tên này bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp cổ đại “oikonomia” trong đó nhắc đến việc quản lí hộ gia đình và những công việc hành chính. Kinh tế học chỉ mới trở thành một môn học theo đúng nghĩa của nó vào cuối thế kỉ thứ 19 khi mà kinh tế học được nhìn nhận tách biệt với những môn học thuộc khoa học chính trị. Nhiều môn kinh tế có thể được phân chia thành 2 phân ngành, kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Trong khi kinh tế vi mô tập trung vào các thị trường nhỏ lẻ và cấu trúc của chúng cũng như những nhân tố chủ chốt thì kinh tế vĩ mô lại ám chỉ những nghiên cứu về nền kinh tế như một tổng thể trên cả quy mô quốc gia và quốc tế. Kinh tế học luôn là môn học thú vị và rất xu hướng hiện nay và đây cũng là ngành được các công ty tìm kiếm tuyển dụng.
Đa số các khóa học kinh tế học bao gồm cả kinh tế vĩ mô và vi mô. Những nhóm môn học (module) chính bao gồm thuyết kinh tế và đây cũng là các nhóm môn học bắt buộc của khóa học, nhưng sinh viên vẫn được kì vọng để học những môn tự chọn khác. Nhiều khóa học đại học sẽ yêu cầu ứng viên có ít nhất 3 chứng chỉ A -level hoặc tương đương, thuộc các môn học như kinh tế, toán, tiếng Anh và lịch sử.
Nhiều khóa học Sau đại học lại yêu cầu sinh viên phải đạt bằng đại học loại 2:1 (tương đương với bằng khá trở lên) trước khi bắt đầu học và đòi hỏi ứng viên đạt ít nhất 6.0 đến 6.5 IELTS. Thời gian học của bạn phụ thuộc vào nơi học và cấp độ. Đa số các khóa kinh tế học sẽ kéo dài khoảng 3 năm, mặc dù nó sẽ phụ thuộc vào trường đại học của bạn. Nhiều trường cho sinh viên lựa chọn học ở nước ngoài hoặc đảm nhận một vị trí công việc nào đó cho những người có nguyện vọng nâng cao trình độ của họ trong hơn một năm. Những khóa học sau đại học có thể kéo dài từ một đến ba năm ở bất cứ đâu.
2. Tại sao nên du học ngành kinh tế tại Anh?
Vương quốc Anh là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Do đó, nếu muốn theo học kinh tế tại đây thì bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội học hỏi chuyên sâu cũng như tích lũy kinh nghiệm trong chuyên ngành của mình. Không chỉ vậy, quá trình học tập tại Anh Quốc cũng như thời gian học cũng ngắn hơn rất nhiều so với những quốc gia khác. Môi trường và chất lượng giáo dục của Anh cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người lựa chọn đến nơi này du học ngành kinh tế.
Ngoài ra, các trường đại học tại Vương quốc Anh cũng có rất nhiều môn học trong ngành kinh tế, vô cùng đa dạng. Cụ thể như sau:
- Khối kinh tế (Economics)
- Tài chính (Finance)
- Kinh doanh quốc tế (International Business)
- Thương mại quốc tế (International Trade)
- Quản lý (Management)
- Quảng cáo, tiếp thị (Marketing)
- Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)
- Quản lý nhân sự (Human Resource)
- Thuế (Taxation)
- Kế toán (Accounting)
- Luật (Law)
Cơ hội nghề nghiệp
Vương quốc Anh là nơi “đóng đô” của hàng trăm tổ chức, tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn mạnh trên toàn thế giới như HSBC, Lloyds… Quốc gia này cũng nằm trong top 10 nền kinh tế quyền lực nhất thế giới và luôn lọt top quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Đất nước này cũng tự hào sở hữu hệ thống các trường giảng dạy ngành kinh doanh hàng đầu thế giới như Trường Kinh doanh London (LBS), Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Trường Kinh tế London (LSE), Đại học Warwick, Đại học Manchester, Imperial College London… Với việc du học Anh ngành kinh tế, sinh viên không chỉ được tiếp cận với nguồn kiến thức phong phú, chất lượng từ các trường top đầu mà còn được trải nghiệm môi trường kinh doanh sôi động nhất nhì thế giới, tiếp xúc với các tổ chức kinh tế, chuyên gia hàng đầu nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình học lẫn tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
Trong lĩnh vực tư nhân, bạn có thể tìm các công việc như tư vấn viên ngân hàng và tài chính. Với các công ty nhà nước, bạn có thể làm cho các bộ ngành chính phủ, kho bạc quốc gia, ngân hàng trung ương và phòng thống kê.
Sinh viên khi đã tốt nghiệp có thể tìm việc trong ngành sản xuất, giao thông, truyền thông, bảo hiểm, các tổ chức từ thiện, ngành công nghiệp đầu tư và bán lẻ. Tất cả những người sử dụng lao động đều đánh giá cao khả năng tính toán và phân tích dự đoán khuynh hướng tương lai và truy cập quá khứ của họ.
Mức lương sau khi tốt nghiệp
- Mức lương khởi điểm trung bình công việc chuyên môn: £27,000
- Mức lương khởi điểm trung bình công việc không chuyên môn: £18,000
Nguồn: The Times and Sunday Times Good University Guide 2019.
Bằng cấp kinh tế tại Anh Quốc - “Tấm hộ chiếu” quyền lực cho sự nghiệp tương lai
Khi du học Anh ngành kinh tế, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ tổng hợp đến chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực chuyên biệt về kinh tế… tùy theo sở thích và định hướng phát triển nghề nghiệp. Rất nhiều chương trình ở các trường tại Anh cho phép sinh viên thực tập, làm việc, tham gia dự án kinh doanh thực tế với các công ty, doanh nghiệp được công nhận toàn cầu, mang đến cho bạn những trải nghiệm sâu sắc ngành nghề này. Nhờ vậy mà sinh viên có thể khởi đầu sự nghiệp của mình ở nhiều vị trí như chuyên viên tư vấn tài chính, kế toán viên… và có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý, giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh… trong các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận. Tùy lĩnh vực công tác mà mức lương bạn có thể nhận được dao động từ 39.000 - 60.900 GBP/năm (theo Telegraph 2018).
Tùy nhu cầu học tập, nâng cao chuyên môn mà bạn có thể du học Anh ngành kinh tế bậc cử nhân hay thạc sĩ. Ở cấp độ cử nhân, hầu hết khóa học đều trang bị kiến thức nền tảng cho sinh viên trong năm đầu tiên trước khi cho phép chọn chuyên ngành để nghiên cứu chuyên sâu trong những năm học tiếp theo. Các chương trình sau đại học như thạc sĩ thường dành cho những ai đã có kinh nghiệm làm việc, mong muốn nâng cao kiến thức chuyên môn làm bước đệm thăng tiến sự nghiệp. Tuy nhiên, một số khóa thạc sĩ tại Anh không yêu cầu kinh nghiệm làm việc.Thời gian các khóa học thạc sĩ tại Anh Quốc chỉ 1 năm, ngắn hơn so với các quốc gia khác như Úc, Mỹ, Canada… cho phép sinh viên hoàn tất chương trình sớm, đi làm sớm cũng như giúp tiết kiệm một khoản chi phí du học Anh.
4. Bạn có phù hợp với ngành kinh tế tại Anh Quốc?
Nếu bạn đam mê học về xã hội và sự phân phối tài sản hữu hạn thì ngành kinh tế học là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Tuy nhiên, kinh tế học là môn học đòi hỏi sự chăm chỉ, sinh viên không chỉ học về chính sách tài khóa và tiền tệ mà còn áp dụng những nguyên lý kinh tế vào tình huống thực tế. Sinh viên nào hoàn thành tốt môn học này sẽ có khả năng chứng tỏ năng lực suy nghĩ logic cũng như thể hiện những kĩ năng phân tích của mình.
5. Yêu cầu đầu vào của khóa học ngành kinh tế tại Anh Quốc là gì?
Yêu cầu đầu vào của khóa học đại học :
- Yêu cầu thông thường cho bằng Tú Tài Quốc Tế (IB): 36 điểm
- Yêu cầu thông thường cho A-levels: AAA bao gồm Toán học
- Yêu cầu thông thường cho IELTS: Tổng điểm 6.5, không kỹ năng nào dưới 6.0
Yêu cầu đầu vào với học sinh tại Việt Nam khi sang Anh học
Lộ trình học dành cho sinh viên Việt Nam
6. Những trường dạy ngành kinh tế tốt ở Anh
Dù khóa học mà bạn chọn là khóa học nào thì địa điểm học tập cũng là một yếu tố cần soi xét kỹ. Bạn sẽ học ở đó ít nhất một năm, vậy nên quan trọng là bạn chọn một nơi nào mà bạn có thể phát triển cả mặt trí tuệ và cảm xúc. Khám phá những nền văn hóa mới và gặp những người bạn mới là một phần của cuộc sống sinh viên và điều cốt yếu là bạn phải tận dụng tối đa quãng thời gian này tại trường.
Trong khi một số sinh viên thích học tập tại những thành phố lớn với môi trường thân thiện cởi mở, những sinh viên khác lại muốn học tại những trường nhỏ hơn. Một điều quan trọng phải đảm bảo đó là bạn phải theo học một trường đại học có uy tín và có những mối liên hệ chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Đây sẽ là cơ hội lớn để bạn xin thực tập, xin việc sau khi tốt nghiệp.
Có nhiều sự lựa chọn về môn học ở mỗi trường đại học. Các nhóm môn học (module) đa số giống nhau giữa các khóa học, nhưng những môn tự chọn có thể sẽ khác nhau. Vậy nên bạn cần tìm hiểu xem những môn học tự chọn đó có lợi cho sự nghiệp của bạn hay không mà quyết định đăng ký. Tất nhiên bạn cũng cần xem xét điều kiện đầu vào và khả năng tài chính của bản thân trước khi nộp đơn đăng kí vào trường đại học mà bạn chọn. Liệu bạn có đạt đủ điểm đầu vào? Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong vấn đề chi phí học tập thì luôn có những suất học bổng và trợ cấp sinh viên.
- Northermbria University Newcastle
- Ulster University
- Solent University
- Huddersfield University
- Birmingham City University
- Coventry University London
- University of Sussex
- University of Surrey
- University of Lincoln
- University of Leeds
- University of Aberdeen
- The University of Sheffield
- Lancaster University
Kinh tế là nhóm ngành học tuy không còn quá mới mẻ nhưng đến nay nó vẫn giữ được sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với đông đảo học sinh sinh viên trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về ngành học và xem mình có phù hợp với ngành học hay không, liên hệ với VNPC ngay ngày hôm nay bạn nhé!